Làm sữa hạt bằng máy ép chậm có lẽ sẽ khiến nhiều người bất ngờ và ngạc nhiên bởi máy ép chậm thường chỉ dùng để ép rau củ quả. Nhưng không, dòng máy đặc biệt này còn được biết đến với công dụng hết sức tuyệt vời chính là làm sữa hạt cực kỳ thơm ngon và tiện lợi. Vậy để biết máy ép chậm có thể làm sữa hạt bằng cách như thế nào hãy cùng Topreview.io khám phá ngay bài viết sau.
1. Làm sữa hạt bằng máy ép chậm mang lại lợi ích gì?
Để có thể làm sữa hạt thực ra có rất nhiều cách như làm thủ công bằng máy say rồi vắt và nấu hoặc sử dụng máy nấu sữa để nấu. Ngoài ra, máy ép chậm cũng là một lựa chọn lý tưởng được nhiều người áp dụng và đánh giá cao bởi nhiều lợi ích:
- Khi trong nhà đã có máy ép chậm sẽ không phải tốn thêm chi phí sắm các dòng máy nấu sữa gây tốn kém hay kì công làm bằng tay mất thời gian.
- Sữa làm từ máy ép chậm đảm bảo chất lượng, giàu dưỡng chất và có thể loại bỏ bã một cách hiệu quả, không để lại cặn khi uống.
- Đảm bảo vệ sinh, sạch sẽ hạn chế việc pha tạp chất khi mua ở ngoài.
- Trong sữa hạt có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe từ trong ra ngoài như: vitamin, đạm, protein, chất xơ, chất béo, omega3-6-9…
2. Cách làm sữa hạt bằng máy ép chậm như thế nào?
Việc sử dụng máy ép chậm để làm sữa hạt mặc dù khá lạ lẫm nhưng cách làm thực ra hết sức đơn giản. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau thử nghiệm với hai món sữa ngô và sữa đậu nành thông qua việc sử dụng chiếc máy ép chậm nhé!
2.1. Cách làm sữa ngô bằng máy ép chậm
Sữa ngô là một trong những loại sữa đã và đang được rất nhiều người yêu thích không chỉ bởi dưỡng chất có trong đó mà nó còn có vị ngọt và mùi hương rất dễ chịu. Vậy làm sữa hạt bằng máy ép chậm với hạt ngô như thế nào?
Chuẩn bị nguyên liệu:
Với món sữa ngô khi làm bằng máy ép chậm chúng ta sẽ có những nguyên liệu sau: ngô ngọt, sữa tươi không hoặc có đường (tùy theo khẩu vị mỗi người), sữa đặc, muối, nước lọc, lá nếp (nếu có).
Cách thực hiện:
- Ngô khi lấy về sẽ bóc sạch lớp vỏ ở bên ngoài, bỏ cả phần râu ngô bám trên hạt ngô rồi rửa sạch và để ráo.
- Dùng dao gọt hoặc tách lấy phần hạt để riêng, còn phần lõi ngô và râu ngô (đã rửa sạch), lá nếp cho vào nồi cùng với lượng nước vừa đủ nấu sôi.
- Phần hạt ngô đã được tách riêng cho từ từ vào trong máy ép chậm để máy ép lấy nước. Máy sẽ tự hoạt động bằng việc say, ép, tách bã và chắt lấy nước mà không cần phải sử dụng màng lọc để lọc lại như làm thủ công.
- Nước ngô đã được ép xong cho vào nồi, chờ thêm nước luộc lõi ngô sôi, lọc lấy nước đổ chung với nước ngô đã ép cùng với chút xíu muối để tăng vị.
- Khuấy đều nhẹ tay và liên tục với lửa vừa cho đến khi nào sữa ngô sôi sánh đặc lại.
- Cho sữa tươi vào tiếp tục khuấy nhẹ tay cho đến khi vừa sôi lại, cuối cùng sẽ cho sữa đặc vào và khuấy để sữa tan rồi đun thêm 5 phút sẽ tắt bếp. Tùy vào từng khẩu vị thích ngon hay không bạn có thể thay đổi lượng sữa cho phù hợp nhất.
Thành phẩm:
Cách làm sữa ngô bằng máy ép chậm đã xong, thành quả thu được là cốc sữa ngô thơm lừng vị đặc trưng của ngô ngọt hòa quyện cùng lá nếp và sữa béo ngậy. Ta có thể sử dụng trực tiếp sữa ngô nóng luôn hoặc cũng có thể cho thêm đá hay cho vào tủ lạnh để uống đều được.
2.2. Cách làm sữa đậu nành bằng máy ép chậm
Tương tự như sữa ngộ, sữa đậu nành cũng là một trong những loại sữa rất được ưa chuộng và có nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Cách làm sữa hạt bằng máy ép chậm với hạt đậu nành cũng hết sức đơn giản và tiện loại. Cụ thể:
Nguyên liệu:
Để làm sữa ngô bằng máy ép chậm cần có nguyên liệu chính là hạt đậu nành (hay còn hạt đậu tương), sữa tươi/ sữa đặc hoặc đường, nước lọc.
Cách thực hiện:
- Hạt đậu nành mua về nhặt bỏ những hạt bị hỏng, rửa sạch và để ráo.
- Cho hạt đậu nành ngâm với nước ấm khoảng 45 độ trong thời gian 90 phút hoặc ngâm với nước lọc khoảng 6 – 8 giờ (có thể ngâm qua đêm để tiết kiệm thời gian).
- Hạt đậu nành khi đã ngâm xong, rửa sạch lại với nước vài lần và để cho ráo nước.
- Cho từ từ từng chút một hạt đậu nành vào trong máy ép chậm, có thể cho thêm nước lọc để máy ép tốt hơn. Máy hoạt động nhẹ nhàng giúp tách nước và bã ra một cách hiệu quả mà không phải sử dụng đến màng lọc.
- Cho phần sữa hạt đậu nành đã được ép xong vào nồi, chế thêm nước để tránh bị đặc quả.
- Bật lửa vừa đun cho sữa sôi, cho sữa tươi vào khuấy đều tay cho sữa đậu nành sôi lại, tiếp tục cho thêm sữa đặc với lượng vừa đủ. Nếu không có sữa đặc hay sữa tươi có thể cho đường là được. Thay đổi vị ngọt tùy thích sao cho phù hợp với khẩu vị khi dùng.
Thành phẩm:
Vậy là cách làm sữa hạt bằng máy ép chậm với hạt đậu nành đã xong, thành phẩm thu được chính là cốc sữa hạt thơm ngon, ngọt dịu, béo ngậy. Ta có thể thưởng thức sữa đậu nành ngay khi còn nóng hoặc cũng có thể cho đá vào để thưởng thức mát. Nếu không sử dụng hết bạn có thể cho vào tủ lạnh để sử dụng dần nhưng nên sử dụng trong ngày sẽ tốt hơn.
3. Một vài lưu ý khi làm sữa hạt bằng máy ép chậm
Mặc dù máy ép chậm có thể sử dụng để làm sữa hạt một cách hiệu quả, tuy nhiên khi dùng bạn vẫn nên lưu ý một vào vấn đề sau:
- Không cho hạt vẫn còn khô vào máy ép chậm gây hỏng máy, hỏng lưỡi ép, tắc nghẽn máy…
- Các loại hạt khi lựa chọn để làm sữa với máy ép chậm phải ngâm trước khi ép. Thời gian ngâm tùy thuộc vào từng loại hạt không nên quá ngắn sẽ khiến hạt vẫn cứng hoặc ngâm quá lâu sẽ khiến hạt bị chua không tốt.
- Cách làm sữa hạt bằng máy ép chậm đúng chuẩn phải chế thêm nước khi cho hạt vào ép để máy hoạt động tốt hơn.
- Không cho quá nhiều hạt vào cùng một lúc mà phải cho từ từ bởi máy ép chậm hoạt động không nhanh, nếu cho nhiều dễ gây tắc nghẽn, hư hỏng, giảm tuổi thọ.
- Không nên cho máy ép chậm hoạt động liên tục, nếu làm số lượng sữa hạt nhiều nên để cho máy có thời gian nghỉ ngơi.
- Sau khi sử dụng cần vệ sinh luôn, thực hiện lau chùi sạch sẽ, để cho khô từng bộ phận.
Với cách làm sữa hạt bằng máy ép chậm chắc chắn sẽ giúp bạn có được những ly sữa thơm ngon, béo ngậy, giàu chất dinh dưỡng và đảm bảo vệ sinh. Bạn có thể sử dụng máy ép chậm để làm ra nhiều loại sữa hạt khác chiêu đãi cả nhà với cách làm tương tự như ở trên. Mọi đóng góp cho bài viết vui lòng để lại lời bình cuối bài hoặc liên hệ với Topreview.io để được giải đáp và sửa đổi kịp thời nhất.